Nguồn lực thông tin

 

I. NGUỒN LỰC THÔNG TIN

(i) Tài liệu truyền thống (dành cho các tài liệu dưới dạng bản giấy): Tính đến tháng 01 năm 2019,  tài liệu truyền thống bao gồm 22901 tên sách, ấn phẩm về các lĩnh vực chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội với số lượng hơn 54858 bản; 45 tên báo và 53 tên tạp chí; toàn bộ tài liệu nội sinh của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.

Việc sử dụng tài liệu được tra cứu thông qua: Phần mềm thư viện điện tử KOHA tại địa chỉ: https://thuvientruyenthong.quochoi.vn

(ii) Tài liệu điện tử: Tính đến tháng 01 năm 2019  tài liệu điện tử có 29.000 đầu mục tài liệu, chia thành 37 bộ sưu tập thuộc các lĩnh vực khác nhau liên quan tới hoạt động của Quốc hội, trong đó có 5 bộ sưu tập thuộc tài liệu nội sinh của Quốc hội là Văn kiện Quốc hội, Kỷ yếu kỳ họp Quốc hội, Chất vấn và giải trình, Biên bản gỡ băng kỳ họp Quốc hội, Báo cáo đoàn đi công tác nước ngoài và một số sách, tạp chí khoa học; các đề tài nghiên cứu khoa học, một số luận văn, luận án được lưu trữ tại Thư viện Quốc hội;

Việc sử dụng tài liệu được tra cứu thông qua:  Phần mềm thư viện số DSPACE tại địa chỉ: https://thuvienso.quochoi.vn

(iii) Tài liệu khác của Thư viện Quốc hội:

Ngoài các tài liệu được quản lý thông qua Thư viện số, Thư viện Quốc hội còn có các cơ sở dữ liệu là hồ sơ liên quan đến các dự án luật được đăng tải trên trang Lấy ý kiến nhân dân về các dự án luật và pháp lệnh thông qua địa chỉ: http://duthaoonline.quochoi.vn/Hệ thống cung cấp thông tin trực tuyến trong việc tiếp nhận và trả lời yêu cầu thông tin của ĐBQH tại địa chỉ: http://hht.quochoi.vn/

(iv) Liên kết các cơ sở dữ liệu: Bên cạnh các cơ sở dữ liệu do Thư viện Quốc hội quản lý, để tăng cường nguồn tài liệu tham khảo, Thư viện Quốc hội đã tiến hành tiếp nhận và mua quyền sử dụng dữ liệu từ:

- Cơ sở dữ liệu nội sinh của Đại học Quốc gia Hà Nội;

- Cơ sở dữ liệu trực tuyến PROQUEST CENTRAL cung cấp tài liệu trong nhiều lĩnh vực, với nội dung và thể loại tài liệu phong phú trên toàn thế giới;

- Cơ sở dữ liệu JSTOR của Hoa Kỳ chuyên về các lĩnh vực khoa học xã hội, luật pháp;

- Cơ sở dữ liệu OECD của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) chuyên về các lĩnh vực kinh tế, môi trường;

- Cơ sở dữ liệu tài liệu khoa học công nghệ Việt Nam (STD) của Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia; Cơ sở dữ liệu danh mục tài liệu nghiên cứu của Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia, Bộ khoa học, công nghệ.

 

II. CƠ SỞ VẬT CHẤT

(i) Phòng đọc: Phòng đọc tại Tòa nhà Quốc hội, diện tích 500 m2, được thiết kế theo tiêu chuẩn phòng đọc mở với không gian yên tĩnh, hiện đại và thân thiện với người sử dụng, được phủ sóng wifi. Phòng đọc được chia thành 5 khu vực chức năng như : Khu vực dành riêng cho ĐBQH, khu vực báo chí, khu vực máy tính, khu vực nghiên cứu của Người đọc, khu vực đọc, nghiên cứu chung.

(ii) Hệ thống máy tính: Toàn bộ hệ thống máy tính và kios tra cứu thông tin được kết nối internet phục vụ các chức năng cơ bản như quản lý cơ sở dữ liệu, tra tìm tài liệu và phục vụ Người đọc.

(iii) Hệ thống thiết bị: Thư viện Quốc hội được trang bị các thiết bị chuyên dụng hiện đại, chuyên nghiệp, đáp ứng đầy nhu cầu của  Người đọc và công tác quản lý, xử lý nghiệp vụ đối với các tài liệu, ấn phẩm truyền thống và tài liệu số.