Functions & duties

Nhiệm vụ và Quyền hạn của Thư viện Quốc Hội
 

Căn cứ quyết định số 401/QĐ-VPQH của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ngày 23 tháng 04 năm 2014 thì Thư viện Quốc hội có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
 

1. Tổ chức các phòng đọc, tra cứu; tổ chức và vận hành các kho tài liệu của thư viện;
 

2. Tổ chức cung cấp thông tin, dịch vụ nghiên cứu; biên dịch, biên soạn, xuất bản các tài liệu, ấn phẩm phục vụ nhu cầu tham khảo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội     đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội;
 

3. Tổ chức khảo sát, điều tra dư luận xã hội, thống kê số liệu phục vụ nhu cầu tham khảo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội;
 

4. Tổ chức thu thập, thẩm định các thông tin, tài liệu tham khảo phục vụ các kỳ họp Quốc hội; tổ chức hội nghị, hội thảo, toạ đàm và các hình thức phù hợp khác để cung cấp, phổ biến thông tin tới các đại biểu Quốc hội;
 

5. Thu thập, bổ sung và xử lý nghiệp vụ tài liệu, lưu trữ, bảo quản vốn tài liệu thư viện;
 

6. Thu thập, lưu trữ các tài liệu, ấn phẩm phát sinh từ Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội để xây dựng các bộ sưu tập đặc thù phục vụ người đọc;
 

7. Thực hiện việc tạo lập dữ liệu số, thư mục tài liệu điện tử để xây dựng và vận hành thư viện số; xây dựng và kết nối các cơ sở dữ liệu số phục vụ hoạt động của Quốc hội;
 

8. Quản trị trang Dự thảo Online đăng tải các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của pháp luật và các trang thông tin điện tử khác của Thư viện Quốc hội; quản lý thiết bị công nghệ và đa phương tiện của thư viện;
 

9. Thực hiện liên thông với các thư viện, hợp tác, trao đổi tài liệu với thư viện trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; phối hợp tổ chức hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thư viện và dịch vụ nghiên cứu.
 

Nhìn chung, Thư viện Quốc hội có 4 lĩnh vực hoạt động chính, đó là:
 

1. Tổ chức triển khai và phát triển các dịch vụ thư viện nhằm cung cấp các dịch vụ và sản phẩm thuộc lĩnh vực nghiệp vụ thư viện mang tính truyền thống như đọc, mượn – trả sách;
 
2. Tổ chức triển khai và phát triển dịch vụ nghiên cứu, phục vụ nhu cầu tham khảo thông tin, tham chiếu chính sách của các đại biểu Quốc hội và các ủy ban của Quốc hội;
 
3. Tổ chức và triển khai thực hiện việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của đại biểu Quốc hội và các ủy ban của Quốc hội tại trong và ngoài các kỳ họp;
 
4. Vận hành và phát triển nguồn tài nguyên số của Thư viện Quốc hội nhằm tạo thuận lợi cho đại biểu Quốc hội và cán bộ, công chức, nhân viên của các cơ quan giúp việc sử dụng và khai thác tài liệu.
 

Sơ đồ giao thoa về chức năng, nhiệm vụ của Thư viện Quốc Hội